Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2009

Người thợ giày và những vị thần tí hon

gày xửa ngày xưa, có một anh thợ gàiy trẻ sống trong ngôi làng nọ. Anh là một người hiền lành, dễ mến nhưng cũng rất chậm chạp và vụng về. Anh không biết cách sắp xếp thời gian một cách khoa học, lại hay để dụng cụ làm việc lung tung. Mỗi khi cần đến thứ gì là anh lại lục tung cả đống búa kềm, dao kéo lên để tìm.

Vì vậy anh không khi nào làm kịp giày để giao cho khác hàng đúng thời gian. Khi khách hàng hối thúc cũng là lúc anh phải vắt chân lên cổ mà làm, liên tục từ sáng tinh mơ đến tối mịt. Không có sự chăm chút, lại làm việc khi quá mệt mỏi, nên hậu quả là những đôi giày anh làm ra luôn có sai sót và khiếm khuyết. Điều này khiến các khách hàng của anh hết sức bất bình. Họ lần lượt ngưng đặt hàng với anh. Tiệm giày của anh ngày càng vắng khách và cuối cùng anh thợ giày lâm vào cảnh nghéo khó, túng quẫn.
Một ngày nọ, sau khi mệt mỏi sắp xếp những mạnh giày da cuối cùng còn lại, anh thợ chán chường nắm sóng sượt trên chiếc ghế dựa, vu vơ xem lướt qua các tờ báo cũ rồi chìm vào giấc ngủ say lúc nào không biết.
Sáng hôm sau khi thức dậy anh thợ vô cùng ngạc nhiên khi thấy trước mặt mình là một đôi giày tuyệt đẹp với chùm quả tua đỏm đước ai đó đặt vào nơi mà tối qua anh đã xếp những mảnh da giaỳ. Trong khi anh thợ còn đang ngẩn ngơ trước những gì đang diễn ra, thì một vị khách bước vào tiệm, sẵn lòng trả ngay một khoảng khá lớn để có được đôi giày xinh đẹp đó. Cô ấy chỉ là một vị khách tình cờ ghé vào mà thôi, nhưng vừa nhìn thấy đôi giày, cô đã thích ngay. Với số tiền có được, anh có thể mua thêm nguyện vật liệu để may được hai đôi mới. Muốn thử xem phép lạ có xảy ra một lần nữa hay không, tối đó, anh lại mang những mảnh da xếp vào chỗ cũ trước khi đi ngủ.
Sáng hôm sau thức dậy, anh vô cùng sung sướng, hân hoan khi lại thấy đặt ngay trước mắt mình một đôi giày ống nam khá mốt cạnh đôi giày nữ cao gót thanh tao. Chưa bao giờ anh nhìn thấy những đôi giày đẹp đến thế. Kiểu dáng mới lạ, trang nhã, đường may sắc sảo, kỹ càng. Đôi nam nữa đầu tiên đi ngang qua tiệm giày của anh đã hào phóng bỏ ra một số tiền lớn để mua chúng. Thế là anh thợ giày lại có thêm tiền để mua nhiều da hơn nữa.
Đêm hôm sau như thường lệ, anh thợ giày lại mang nhưng mảnh da xếp vào vị trí hôm trước, rồi nằm vào chiếc ghế dữa quen thuộc. Nhưng lần này anh chỉ giả vờ ngủ. Dù cho cơn buồn ngủ dường như kéo sụp cả mi mắt, anh vẫn cố thức để khám phá kết quả nào đã khiến cho những mảnh da xù xì có thể biến thành những đôi giày đẹp và tinh xảo đến vậy. Đến gần nửa đêm, cả căn phòng của anh bỗng rực sáng bởi một luồng ánh vàng lung linh lan toả. Rồi hệt như bước ra từ câu chuyện cổ tích, hai chú lùn với đôi tai nhọn nhẹ nhàng đáp xuống cạnh anh thợ. Và với chiếc kim khâu bé xíu trong tay, họ thoăn thoắt ghép các mảnh dày gia lại với nhau như những người thọ giày thực thụ.
Không nén được niềm phấn khích, anh thợ ngồi dậy và thốt lời cảm kích vì sự khéo léo của các chú lùn kì lạ đó. Anh nói với họ rằng anh chỉ là một người thợ giày kém cỏi và nài nỉ hạo hãy tiếp tục giúp anh. Thật ra, gia cảnh nghèo túng của nah thợ giày đã khiến các chú lùn ở vương quốc thần tiên đem lòng trắc ẩn từ lâu, nên họ vui vẻ chấp nhận lời thỉnh cầu.
Tin đồn về kiểu giày độc đáo, hợp thời trang của anh thợ giày lập tức lan ra nhanh chóng. Những đơn hàng tới tấp được gửi đến, khiến chẳng mấy chốc, người thợ giày nghèo khó này trở nên giàu sụ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc những chú lùn phải làm việc cật lực suốt ngày đêm. Sau một thời gian, người thợ giày thay đổi thái độ, anh ta không còn khâm phục tài năng của các chú lùn nữa mà ngày càng gay gắt với các vị ân nhân của mình. Một cảm giác ganh tị xuất hiện trong anh, vì chưa bao giờ anh có thể làm được những đôi giày tuyệt vời như họ đã làm. Thỉnh thoảng, anh trêu chọ một cách ác ý về chiều cao khiêm tốn cũng như đôi tai nhọn của hai chú lùn. Trong lòng anh đã dần bớt kinh sợ tài phép của họ, bởi dưới mắt anh, họ dường như đã chấp nhận người làm công để anh sai khiến mỗi ngày.
Trong khi đó, hãi chú lùn đã mệt mỏi với công việc lúc nào cũng đè nặng lên vai. Hơn nữa, anh thợ giày lại thường xuyên cằn nhằn về việc họ không làm kịp đơn đặt hàng của khách. Vì thế, tuy rất cố gắng, hai chú lùn vẫn không thể làm việc với lòng say mê như trước nữa, vì họ không tìm được ý nghĩa trong công việc của mình. Nhưng vốn hiền lành và rất trọng lời hứa, họ không thể bỏ mặc anh được.
Thế rồi mùa Giáng sinh đến. Khắp nơi, mọi người náo nức chuẩn bị cho ngày lễ lớn nhất trong năm. Hai chú lùn cũng hân hoan với kì nghỉ bên gia đình và bạn bè ở vương quốc thần tiên. Ngay khi họ vừa rời khỏi tiệm thì một trong những vị khách quen thuộc của anh thợ giày ghé đến, yêu cầu làm ngay cho ông ta một đôi giày bằng da cá sấu. Anh thợ giày lưỡng lự một lúc lâu vì lo sợ giày do mình may sẽ không đẹp và sắc nét bằng các vị thần tí hon. Nhưng khi vị khách nọ sẵn lòng trả một khoản tiền hậu hĩnh, anh thợ giày quyết định đánh liều một phen.
Phải mất cả buổi sáng đánh vật trong đầm lầy, anh mới hạ gục được một con cá sấu. Cảm giác chiến thắng khiến anh thợ giày quên cả mệt nhọc. Thì cũng lâu lắm rồi, anh mới có lại cảm giác mình là người hữu dụng – làm được một việc gì đó bằng chính đôi tay của mình thay vì chỉ ngồi nhìn như trước. Hớn hở mang chiến lợi phẩm về cửa hàng, anh thợ giày cẫn thận thuộc gia và tạo dáng cho đôi giày. Anh chăm chút kĩ lưỡng từng đường kim mũi chỉ, khéo léo kết nối các mảnh da lại với nhau. Kết quả đôi giày anh làm ra, ai trông thấy cũng trầm trồ khen ngợi, đặc biệt là vị khách hàng đã hài lòng đến nỗi thưởng thêm cho anh một món tiền lớn. Điều đó làm cho người thợ giày ủ dột, cáu gắt của ngày nào trở nên tự tin hơn nhiều.
Khi hai chú lùn trở về, anh thợ giày hớn hở khoe với họ về những điều đã xảy ra khi họ vắng nhà, và cũng hết lòng xin lỗi vì thái độ cư xử thiếu tôn trọng vừa qua của mình. Tất nhiên hai chú lùn không phải là người giận lâu, họ sẵn sàng bỏ qua chuyện cũ và vui vẻ chấp nhận làm thầy dạy nghề cho anh thợ giày như lời anh khẩn thiết đề nghị.
Kể từ đó, anh thợ giày chuyên tâm theo các chú lùn học nghề. Anh trở nên siêng năng, cần mẫn hơn. Đáp lại, các vị thần cũng hết lòng chỉ dạy cho anh kỹ thuật may cũng như cách thiết kế kiểu dáng cho một đôi giày. Thời gian trôi qua, tay nghề của anh thợ giày ngày càng tiến bộ rõ rết. Giờ đây, anh có thể tự làm ra những đôi giày tinh xảo không kém gì các chú lùn.
Một ngày nọ, để bày tỏ lòng biết ơn đối với sự nhiệt tình chỉ dạy và sự giúp đỡ của các vị thần, anh thợ giày cất công chế biến một món anh mà anh đặt biệt ưa thích là món bánh nướng nhân anh đào. Hương vị của chiếc bánh ngon đến nỗi sau khi dùng xong, các vị thần cứ tấm tắc khen ngợi và nhờ anh thở giày chỉ cho họ bí quyết làm bánh.
Cuối cùng cũng đến lúc các vị thần tí hon phải từ giã anh thợ giày - giờ đã là người thợ giày tài hoa nhất trong vùng. Cuộc chia tay của bọn họ thật cảm động và đầy lưu luyến. Anh thợ giày đã rút được kinh nghiệm quý báu : Muốn thành công trong nghệ thuật kinh doanh, cần phải biết toàn tâm toàn ý với công việc và luôn giữ chử tín. Riêng các vị thần tí hon, sau khi học được bí quyết làm bánh nướng, họ tự tin mở một tiệm bánh khá lớn tại xứ sở thần tiên của mình. Bánh của họ làm ra ngon đến nỗi danh tiếng vượt ra khỏi biên giới. Được xuất khẩu đến tận những nơi mà cả họ và anh thợ giày chưa từng một lần đặt chân đến.

" Thành công chỉ đến với ai chăm chỉ, tự tin vào khả năng của mình và luôn biết vươn lên trong cuộc sống"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét